Thứ Sáu, 1 tháng 10, 2010
Thứ Tư, 25 tháng 8, 2010
Lược sử Họ Đinh - Kế Võ
Bài viết của Đinh Khắc Thiện
Đất Thuận Hóa – Phú Xuân xưa và là Thừa Thiên Huế ngày nay vào khoảng cuối thể kỉ 13 đầu thế kỉ 14 sau Công Nguyên, vốn là Châu Ô và Châu Lý của nước Chămpa thuộc triều đại vua Chế Mân.
Nước Việt ta lúc đó đang thời thịnh trị của nhà Trần dưới triều vua Trần Anh Tông (1293 – 1314). Có Thái Thượng Hoàng là Trần Nhân Tông (1272 – 1314). Thuy nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông nhưng Thái Thượng Hoàng vẫn tham chính, ngài là người nhìn xa trông rộng, muốn mở mang bờ cõi, nhưng làm thế nào để khỏi tốn xương máu của trăm họ, khi đất nước vừa trải qua cuộc kháng chiến chống quân Nguyên (1301). Ngài đã nhiều đêm không ngủ, trong các con của ngài có công chúa Trần Huyền Trân (tục gọi là Huyền Trân công chúa) rất thông minh và thương cha, hiểu được nỗi lòng của Thái Thượng Hoàng.
Cho nên khi vua ChămPa là Chế Mân cầu hôn công chúa Huyền Trân với quá cưới là hai Châu Ô, Châu Lý. Công chúa đã gạt nước mắt từ biệt người yêu là Trần Khắc Chung một vị tướng trẻ nhà Trần, hi sinh tình riêng nhận lời ra đi. Người đời sau biết ơn bà đã làm nhiều thơ văn ca ngợi sự hi sinh của bà và các làn điệ Nam Ai, nam Bình nổi tiếng vẫn còn lưu luyến trong lonhf người dân Huế cho đến thời nay, nghe thật thấm thía:
“ Dặn một lời Mân quân
Nay chuyện mà như nguyện
Đặng vài phân
Vì lợi cho dân
Tình đem lại mà cân
Đắng cay muôn phần”
Khi bà sang ChămPa thì đồng bào ta ở Châu Hoan, Châu Ái (Thanh Hóa, Nghệ An ngày nay) cũng kéo vào tiếp nhận hai Châu Ô - Lý. Châu Ô đổi thành Châu Thuận, Châu Lý đổi thành Châu Hóa – năm 1306 – Đó là lịch sử hình thành vùng đất Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên – Huế, tính đến nay đã hơn 700 năm.
Lịch sử đất nước sau khi mở rộng thêm cũng có nhiều biến động, sau nhà Trần, đến nhà Hồ (1400) đất nước bị Bắc Thuộc hơn 20 năm, đến khi Lê Lợi phục quốc lập ra nhà hậu lê (1428), đất nước trở lại thời thịnh trị, sau đó nhà Mạc (1527) và thời Trịnh Nguyễn phân tranh (1533 – 1786).
Trong quá trình biến động đó của lịch sử dân tộc đã xảy ra nhiều cuộc di dân lớn từ Bắc vào nam được chính sử ghi lại. Riêng vùng Thuận Hóa có bốn cuộc di dân lớn đó là:
- Cuộc di dân đầu tiên thờ Trần – Hồ (1307 – 1428)
- Cuộc di dân thứ hai thờ Lê – Mạc (1428 – 1558)
- Cuộc di dân thứ ba thời Trịnh Nguyễn (1558 – 1786)
- Cuộc di dân thứ tư thời Tây Sơn – Nguyễn (1786- 1945)
Căn cứ vào tiến trình lịch sử của vùng đất Thuận Hóa và lịch sử đất nước đã được chính sử ghi lại với trình tự như trên. Sau quá trình tìm hiểu và nghiên cứu các tư liệu, cũng như tham khảo một số gia phả của một số dòng họ lớn của các làng cổ ở Thừa Thiên – Huế, trong bốn đợt di dân nói trên. Đồng thời căn cứ vào một số tư liệu và điển tích ghi chép trong Gia phả của dòng họ Đinh Kế Võ, các số liệu của 17 đời con cháu – tương ứng 20 năm một đời, như cách tính của Hội Lịch Sử Việt Nam và Khoa Phả Hệ Học trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Hà Nội. Chúng tôi mạo muội tính rằng tổ tiên đã lập làng ở Kế Võ đến nay đã hơn 240 năm – Tức là vào cuộc di dân thứ 3 vào thời Trịnh – Nguyễn (1558 – 1789), khoảng sau cuộc chiến tranh cuối cùng của Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn là năm 1672, tương ứng dưới thời Chúa Nguyễn là Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1648 – 1687). Xin được phân tích như sau:
Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh mà thực chất là cuộc tranh giành quyền lực giữa Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn, cuộc chiến đã diễn ra ác liệt vào các năm 1627 – 1630 – 1635 – 1648 – 1655 – 1661 – 1672, hơn 200 năm đất nước bị chia cắt, lấy sông Gianh làn giới tuyến.
Trong các cuộc chiến vào các năm như trên, chiến trường chủ yếu là vùng Quảng Bình – Quảng Trị - vùng sông Gianh với các chiến lũy nổi tiếng như Lũy Thầy – Lũy Trường Dục. Trong các lần đó chủ yếu là quân Trịnh với binh lực mạnh lấy danh nghĩa vua Lê tấn công quân Nguyễ, do binh lực yếu quân Nguyễn chỉ lo chống đỡ. Nhưng ba lần cuối vào các năm 1655 – 1661 – 1672 dưới thời Chúa Hiền Vương – Nguyễn Phúc Tần (1648 – 1687) quân Nguyễn bắt đầu phản công, đặc biệt là lần cuối năm 1672 quân Nguyễn lần đầu tiên vượt sông Gianh tấn công ra Bắc, đuổi quân trịnh tới gần thành Thăng Long.
Trong cuộc tấn công này theo chính sử ghi lại thì quân Nguyễn bắt vô số tù binh và đưa cả gia đình họ vào Nam để tăng cường binh lực. Đồng thời kêu gọi và cưỡng bức rất nhiều dân đinh và gia đình họ đưa vào Nam, tạo nên một cuộc di dân lớn nhất trong lịch sử thời ấy. Cuộc di dân này cư dân phải di chuyển rất dài, cụ thể từ Ninh Bình, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh vào tận Thuận Hóa, Quảng Nam, Khánh Hòa. Trước đó do phương tiện di chuyển khó khăn nên các cuộc di cư chủ yếu xảy ra trong nội tỉnh hoặc các tỉnh khác nhau, Theo phương thức vết dầu loang và kéo dài có thể vài thế hệ. Nhưng cuộc di dân này có sự trợ giúp của nhà nước phong kiến về phương tiện và lương thực, nên đã được tiến hành với quy mô lớn và di chuyển xa hơn, đi thẳng từ nơi đi cho đến nơi cần đến.
Sau cuộc di dân này đất nước còn tiếp tục bị chia cắt hơn 100 năm nữa, cho đến khi Quang Trung - nguyễn Huệ thống nhất đất nước năm 1786.
Sau khi nghiên cứu chính sử và tra cứu thêm gia phả của một số dòng họ lớn cùng di cư đợt này còn trên đất Thừa Thiên – Huế ngày nay như: Các họ khai canh ở làng Mỹ Lợi – lập làng năm 1562 – Nhâm tuất Chính Trị năm thứ 5 (tức phườnh Mỹ Toàn cổ). Họ Trương ở làng Nha, Biều (Họ của Trương Phúc Loan). Họ Đặng ở Thanh Lương (tên cũ là Thanh Kệ) nay thuộc xã Hương Xuân, huyện Hương Trà. Các họ khai canh ở làng An Bằng – gia phả của ba họ khai canh tại đây là Họ Nguyễn – Họ Trần – Họ Hoàng (còn lại rất đầy đủ - từ năm 1571). Họ Nguyễn Khoa là một trong những cự tộc định cư tại Huế trải qua nhiều đời trong hoàn cảnh phát triển chung của xứ Thuận Hóa. Họ Nguyễn Kinh Nhơn ở phường Đúc. Họ Nguyễn Cửu ở Vân Dương (Thủy Vân- Hương Thủy).
Chúng tôi có thể khẳng định: Nếu tổ tiên ta không có định cư một nơi nào đó trước khi về lập làng tại Kế Võ thì mốc thời gian mà tổ tiên ta định cư tại Kế Võ – năm 1672 - là tương đối hợp lý, vì trước đó 100 năm (năm 1570) đất nước đã bị chia cắt tạm thời và đã chia cắt hoàn toàn vào năm 1600 khi Nguyễn Hoàng vào Nam lần thứ 3. Nếu tính mốc thời gian từ sau năm 1672 thì phải 114 năm sau (đó là năm 1786) khi Quang Trung - Nguyễn Huệ đánh tan quân Trịnh thống nhất đất nước mới có thể có những cuộc di dân. Nhưng thời điểm sau năm 1786 thì không tương ứng với số đời con cháu (17 đời) và số năm tồn tại tương ứng (340 năm).
Gia phả ghi rằng tổ tiên ta là ngài Đinh Khắc Khoản sinh cơ lập nghiệp tại Thanh Hóa, nhưng cái tên Thanh Hóa tới năm 1840 mới có, khi vua Thiệu Trị đổi tên từ Trấn Thanh Hoa thành Trấn Thanh Hóa vì kị húy bà Hộ Thị Hoa - người Gia Định - hoàng hậu mẹ vua Thiệu Trị ( Như chợ Đông Hoa thành chợ Đông Ba).
Vùng đất Thanh Hóa ngày nay, xưa (trước năm 1840) được gọi là Trấn Thanh Hoa Nội gồm toàn bộ vùng đất tỉnh Thanh Hóa ngày nay đến tận chân núi Tam Điệp. Bên kia núi Tam Điệp trong đó gồm tỉnh Ninh Bình - Hà Nam và một phần Nam Định ngày nay được gọi là Trấn Thanh Hoa ngoại trong đó có huyện Hoa Lư - tỉnh Ninh Bình là vùng đất Cố Đô xưa của vua Đinh và đa số người mang họ Đinh trên toàn miền Bắc hiện nay đều xuất hiện từ đây. Hơn nữa thời điểm 1672 khi quân của Chúa Nguyễn đến đây, thì nơi đây là vùng đất trù phú người đông, là một mục tiêu để quân Nguyễn tiến đánh và tìm dân đinh.
Từ sử liệu trên chúng tôi mạo muội nghĩ rằng phải chăng tổ tiên Họ Đinh Kế Võ, ngài Đinh Khắc Khoản là người gốc Hoa Lư - Ninh Bình. Mà cụ thể là nơi có đền Vua Đinh Tiên Hoàng ngày nay tại xã Trường Yên - huyện Hoa Lư - tỉnh Ninh Bình.
Theo tư liệu còn lưu lại cho đến ngày nay, thì Ngài Đinh Khắc Khoản sinh hạ được 4 vị con trai là :
- Ngài ĐINH KHẮC MÍCH- HIỆU TỪ HẬU
- Ngài ĐINH KHẮC NHƠN- HIỆU ÔN HẬU
- Ngài ĐINH KHẮC NGHĨA- HIỆU KHOAN HẬU
- Ngài ĐINH KHẮC TRẤN- HIỆU ĐÔN HẬU
Ngài ĐINH KHẮC MÍCH sinh hạ được 5 người con là: ĐINH KHẮC YÊN; ĐINH THỊ QUÝ BÀ; ĐINH KHẮC THIỆU; ĐINH KHẮC DỤC; ĐINH KHẮC SANH
Khi từ biệt cha mẹ là Ngài Đinh Khắc Khoản và Phu Nhân cùng các bào đệ. Ngài Đinh Khắc Mích đã để lại người con trưởng của mình là Đinh Khắc Yến cho cha mẹ và các bào đệ, dẫn theo Phu Nhân và 4 người con theo dòng người di cư vào Nam, Ngài Đinh Khắc Mích đã đến làng Kế Võ - xã Vinh Xuân - huyện Phú Vang - tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay lập làng. Trước khi lập làng để nhận được Sắc Phong của Chúa Nguyễn thì theo quy định thời bấy giờ, phải đủ ba người với ba họ khác nhau, ngài đã phải đến làng Xuân Thiên Hạ cách đó chừng 5 km về phía nam, mời một người con của một người bạn thuộc họ Hoàng (Huỳnh) đến Kế Võ cùng lập Làng với Ngài và một người con rể của Ngài là Nguyễn Viết Bổn Thổ Khai Canh.
Sau khi sắp đặt đủ Tam Tôn để xin lập làng được Chính quyền Chúa Nguyễn chấp nhận, Người con trai lớn của Ngài là Ngài Đinh Khắc Thiệu đã nhận được Sắc Phong là Bổn Thổ Khai Canh cùng với hai Ngài Họ Hoàng và Họ Nguyễn Viết; là một trong Tam Tôn lập nên Làng Kế Võ tồn tại đến ngày nay.
Phân tích trên còn chứng minh rằng khi tổ tiên ta đến lập làng là được Sắc Phong lập làng ngay, cuộc di cư và lập làng này là do ý chỉ của Chính quyền Chúa Nguyễn, muốn đưa các dân đinh hoặc cựu binh về đây dựng ấp dựng làng, làm phên dậu cho Triều Đình trấn giữ vùng duyên hải. Nó không phải là một cuộc di dân tự do, vì di cư tự do và lập làng thì không có Sắc Phong và phải rất lâu sau đó mới được sự chứng nhận của chính quyền Nhà nước Phong kiến thời ấy.
Việc lập ấp dựng làng xong ngài Đinh Khắc Mích nhường lại cho các con chức vị Bổn Thổ Khai Canh, cho hợp với tuổi tác của hai vị họ Hoàng và họ Nguyễn. Còn ngài ở vị trí Hoàng Sơ Thủy Tổ Khảo, hiện phụng tự tại Từ Đường. Mộ phần tại Lăng Đen Xóm giữa thôn Kế Võ.
Ngài Đinh Khắc Thiệu được Hoàng triều Sắc Phong Bổn Thổ Khai Canh - Đinh Đại Lang - Dực Bảo Trung Hưng - Linh Phò Chi Thần. Ngài lập nên Phái Nhất.
Ngài Đinh Khắc Dục được Hoàng triều Sắc Phong Bốn thổ Khai Khẩn - Đinh Đại Lang - Dực bảo Trung Hưng - Linh Phò Chi Thần. Ngài lập nên Phái Nhì.
Ngài Đinh Khắc Sanh được Hoàng Triều Sắc Phong Khai Khẩn - Đinh Đại Lang - Dực bảo Trung Hưng - Linh Phò Chi Thần. Ngài lập nên Phái Ba.
Ngài Đinh Thị Quý Bà trở thành Nguyễn Viết Bổn Khai Canh Phu Nhân.
Ngoài ra ngài Đinh Khắc Mích còn có một vị con trường là ngài Đinh Khắc Yến ở lại sinh sống tại Thanh Hóa Ngoại (huyện Hoa Lư - tỉnh Ninh Bình ngày nay) để nối nghiệp tổ tiên nên không có di tích tại Kế Võ.
Lịch sử làng Kế Võ - lịch sử họ Đinh Khắc – Kế Võ của chúng ta, có khởi thủy là như vậy. Nhờ công đức của tổ tiên mà con cháu về sau ngày càng trường tồn và phát triển, đến nay đã được 17 đời.
Trên đây là những dòng phân tích xin được mạo muội viết nên, sau một quá tình tìm tòi, sưu tầm, tra cứu để tìm nguồn gốc tộc Đinh Khắc - Kế Võ của một hậu duệ đời thứ 13. Kính mong các bậc cao niên trong Bổn Tộc, các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu chỉ bảo thêm. Mong rằng gia phả của dòng họ ngày càng hoàn thiện và có tính khoa học hơn.
Mùa thu năm Mậu Tí
Đinh Khắc Thiện
354/2A Nguyễn Văn Cừ
Tp Buôn Mê Thuột
Tỉnh Đắc Lắc
Sưu tầm và biên soạn
Đất Thuận Hóa – Phú Xuân xưa và là Thừa Thiên Huế ngày nay vào khoảng cuối thể kỉ 13 đầu thế kỉ 14 sau Công Nguyên, vốn là Châu Ô và Châu Lý của nước Chămpa thuộc triều đại vua Chế Mân.
Nước Việt ta lúc đó đang thời thịnh trị của nhà Trần dưới triều vua Trần Anh Tông (1293 – 1314). Có Thái Thượng Hoàng là Trần Nhân Tông (1272 – 1314). Thuy nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông nhưng Thái Thượng Hoàng vẫn tham chính, ngài là người nhìn xa trông rộng, muốn mở mang bờ cõi, nhưng làm thế nào để khỏi tốn xương máu của trăm họ, khi đất nước vừa trải qua cuộc kháng chiến chống quân Nguyên (1301). Ngài đã nhiều đêm không ngủ, trong các con của ngài có công chúa Trần Huyền Trân (tục gọi là Huyền Trân công chúa) rất thông minh và thương cha, hiểu được nỗi lòng của Thái Thượng Hoàng.
Cho nên khi vua ChămPa là Chế Mân cầu hôn công chúa Huyền Trân với quá cưới là hai Châu Ô, Châu Lý. Công chúa đã gạt nước mắt từ biệt người yêu là Trần Khắc Chung một vị tướng trẻ nhà Trần, hi sinh tình riêng nhận lời ra đi. Người đời sau biết ơn bà đã làm nhiều thơ văn ca ngợi sự hi sinh của bà và các làn điệ Nam Ai, nam Bình nổi tiếng vẫn còn lưu luyến trong lonhf người dân Huế cho đến thời nay, nghe thật thấm thía:
“ Dặn một lời Mân quân
Nay chuyện mà như nguyện
Đặng vài phân
Vì lợi cho dân
Tình đem lại mà cân
Đắng cay muôn phần”
Khi bà sang ChămPa thì đồng bào ta ở Châu Hoan, Châu Ái (Thanh Hóa, Nghệ An ngày nay) cũng kéo vào tiếp nhận hai Châu Ô - Lý. Châu Ô đổi thành Châu Thuận, Châu Lý đổi thành Châu Hóa – năm 1306 – Đó là lịch sử hình thành vùng đất Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên – Huế, tính đến nay đã hơn 700 năm.
Lịch sử đất nước sau khi mở rộng thêm cũng có nhiều biến động, sau nhà Trần, đến nhà Hồ (1400) đất nước bị Bắc Thuộc hơn 20 năm, đến khi Lê Lợi phục quốc lập ra nhà hậu lê (1428), đất nước trở lại thời thịnh trị, sau đó nhà Mạc (1527) và thời Trịnh Nguyễn phân tranh (1533 – 1786).
Trong quá trình biến động đó của lịch sử dân tộc đã xảy ra nhiều cuộc di dân lớn từ Bắc vào nam được chính sử ghi lại. Riêng vùng Thuận Hóa có bốn cuộc di dân lớn đó là:
- Cuộc di dân đầu tiên thờ Trần – Hồ (1307 – 1428)
- Cuộc di dân thứ hai thờ Lê – Mạc (1428 – 1558)
- Cuộc di dân thứ ba thời Trịnh Nguyễn (1558 – 1786)
- Cuộc di dân thứ tư thời Tây Sơn – Nguyễn (1786- 1945)
Căn cứ vào tiến trình lịch sử của vùng đất Thuận Hóa và lịch sử đất nước đã được chính sử ghi lại với trình tự như trên. Sau quá trình tìm hiểu và nghiên cứu các tư liệu, cũng như tham khảo một số gia phả của một số dòng họ lớn của các làng cổ ở Thừa Thiên – Huế, trong bốn đợt di dân nói trên. Đồng thời căn cứ vào một số tư liệu và điển tích ghi chép trong Gia phả của dòng họ Đinh Kế Võ, các số liệu của 17 đời con cháu – tương ứng 20 năm một đời, như cách tính của Hội Lịch Sử Việt Nam và Khoa Phả Hệ Học trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Hà Nội. Chúng tôi mạo muội tính rằng tổ tiên đã lập làng ở Kế Võ đến nay đã hơn 240 năm – Tức là vào cuộc di dân thứ 3 vào thời Trịnh – Nguyễn (1558 – 1789), khoảng sau cuộc chiến tranh cuối cùng của Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn là năm 1672, tương ứng dưới thời Chúa Nguyễn là Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1648 – 1687). Xin được phân tích như sau:
Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh mà thực chất là cuộc tranh giành quyền lực giữa Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn, cuộc chiến đã diễn ra ác liệt vào các năm 1627 – 1630 – 1635 – 1648 – 1655 – 1661 – 1672, hơn 200 năm đất nước bị chia cắt, lấy sông Gianh làn giới tuyến.
Trong các cuộc chiến vào các năm như trên, chiến trường chủ yếu là vùng Quảng Bình – Quảng Trị - vùng sông Gianh với các chiến lũy nổi tiếng như Lũy Thầy – Lũy Trường Dục. Trong các lần đó chủ yếu là quân Trịnh với binh lực mạnh lấy danh nghĩa vua Lê tấn công quân Nguyễ, do binh lực yếu quân Nguyễn chỉ lo chống đỡ. Nhưng ba lần cuối vào các năm 1655 – 1661 – 1672 dưới thời Chúa Hiền Vương – Nguyễn Phúc Tần (1648 – 1687) quân Nguyễn bắt đầu phản công, đặc biệt là lần cuối năm 1672 quân Nguyễn lần đầu tiên vượt sông Gianh tấn công ra Bắc, đuổi quân trịnh tới gần thành Thăng Long.
Trong cuộc tấn công này theo chính sử ghi lại thì quân Nguyễn bắt vô số tù binh và đưa cả gia đình họ vào Nam để tăng cường binh lực. Đồng thời kêu gọi và cưỡng bức rất nhiều dân đinh và gia đình họ đưa vào Nam, tạo nên một cuộc di dân lớn nhất trong lịch sử thời ấy. Cuộc di dân này cư dân phải di chuyển rất dài, cụ thể từ Ninh Bình, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh vào tận Thuận Hóa, Quảng Nam, Khánh Hòa. Trước đó do phương tiện di chuyển khó khăn nên các cuộc di cư chủ yếu xảy ra trong nội tỉnh hoặc các tỉnh khác nhau, Theo phương thức vết dầu loang và kéo dài có thể vài thế hệ. Nhưng cuộc di dân này có sự trợ giúp của nhà nước phong kiến về phương tiện và lương thực, nên đã được tiến hành với quy mô lớn và di chuyển xa hơn, đi thẳng từ nơi đi cho đến nơi cần đến.
Sau cuộc di dân này đất nước còn tiếp tục bị chia cắt hơn 100 năm nữa, cho đến khi Quang Trung - nguyễn Huệ thống nhất đất nước năm 1786.
Sau khi nghiên cứu chính sử và tra cứu thêm gia phả của một số dòng họ lớn cùng di cư đợt này còn trên đất Thừa Thiên – Huế ngày nay như: Các họ khai canh ở làng Mỹ Lợi – lập làng năm 1562 – Nhâm tuất Chính Trị năm thứ 5 (tức phườnh Mỹ Toàn cổ). Họ Trương ở làng Nha, Biều (Họ của Trương Phúc Loan). Họ Đặng ở Thanh Lương (tên cũ là Thanh Kệ) nay thuộc xã Hương Xuân, huyện Hương Trà. Các họ khai canh ở làng An Bằng – gia phả của ba họ khai canh tại đây là Họ Nguyễn – Họ Trần – Họ Hoàng (còn lại rất đầy đủ - từ năm 1571). Họ Nguyễn Khoa là một trong những cự tộc định cư tại Huế trải qua nhiều đời trong hoàn cảnh phát triển chung của xứ Thuận Hóa. Họ Nguyễn Kinh Nhơn ở phường Đúc. Họ Nguyễn Cửu ở Vân Dương (Thủy Vân- Hương Thủy).
Chúng tôi có thể khẳng định: Nếu tổ tiên ta không có định cư một nơi nào đó trước khi về lập làng tại Kế Võ thì mốc thời gian mà tổ tiên ta định cư tại Kế Võ – năm 1672 - là tương đối hợp lý, vì trước đó 100 năm (năm 1570) đất nước đã bị chia cắt tạm thời và đã chia cắt hoàn toàn vào năm 1600 khi Nguyễn Hoàng vào Nam lần thứ 3. Nếu tính mốc thời gian từ sau năm 1672 thì phải 114 năm sau (đó là năm 1786) khi Quang Trung - Nguyễn Huệ đánh tan quân Trịnh thống nhất đất nước mới có thể có những cuộc di dân. Nhưng thời điểm sau năm 1786 thì không tương ứng với số đời con cháu (17 đời) và số năm tồn tại tương ứng (340 năm).
Gia phả ghi rằng tổ tiên ta là ngài Đinh Khắc Khoản sinh cơ lập nghiệp tại Thanh Hóa, nhưng cái tên Thanh Hóa tới năm 1840 mới có, khi vua Thiệu Trị đổi tên từ Trấn Thanh Hoa thành Trấn Thanh Hóa vì kị húy bà Hộ Thị Hoa - người Gia Định - hoàng hậu mẹ vua Thiệu Trị ( Như chợ Đông Hoa thành chợ Đông Ba).
Vùng đất Thanh Hóa ngày nay, xưa (trước năm 1840) được gọi là Trấn Thanh Hoa Nội gồm toàn bộ vùng đất tỉnh Thanh Hóa ngày nay đến tận chân núi Tam Điệp. Bên kia núi Tam Điệp trong đó gồm tỉnh Ninh Bình - Hà Nam và một phần Nam Định ngày nay được gọi là Trấn Thanh Hoa ngoại trong đó có huyện Hoa Lư - tỉnh Ninh Bình là vùng đất Cố Đô xưa của vua Đinh và đa số người mang họ Đinh trên toàn miền Bắc hiện nay đều xuất hiện từ đây. Hơn nữa thời điểm 1672 khi quân của Chúa Nguyễn đến đây, thì nơi đây là vùng đất trù phú người đông, là một mục tiêu để quân Nguyễn tiến đánh và tìm dân đinh.
Từ sử liệu trên chúng tôi mạo muội nghĩ rằng phải chăng tổ tiên Họ Đinh Kế Võ, ngài Đinh Khắc Khoản là người gốc Hoa Lư - Ninh Bình. Mà cụ thể là nơi có đền Vua Đinh Tiên Hoàng ngày nay tại xã Trường Yên - huyện Hoa Lư - tỉnh Ninh Bình.
Theo tư liệu còn lưu lại cho đến ngày nay, thì Ngài Đinh Khắc Khoản sinh hạ được 4 vị con trai là :
- Ngài ĐINH KHẮC MÍCH- HIỆU TỪ HẬU
- Ngài ĐINH KHẮC NHƠN- HIỆU ÔN HẬU
- Ngài ĐINH KHẮC NGHĨA- HIỆU KHOAN HẬU
- Ngài ĐINH KHẮC TRẤN- HIỆU ĐÔN HẬU
Ngài ĐINH KHẮC MÍCH sinh hạ được 5 người con là: ĐINH KHẮC YÊN; ĐINH THỊ QUÝ BÀ; ĐINH KHẮC THIỆU; ĐINH KHẮC DỤC; ĐINH KHẮC SANH
Khi từ biệt cha mẹ là Ngài Đinh Khắc Khoản và Phu Nhân cùng các bào đệ. Ngài Đinh Khắc Mích đã để lại người con trưởng của mình là Đinh Khắc Yến cho cha mẹ và các bào đệ, dẫn theo Phu Nhân và 4 người con theo dòng người di cư vào Nam, Ngài Đinh Khắc Mích đã đến làng Kế Võ - xã Vinh Xuân - huyện Phú Vang - tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay lập làng. Trước khi lập làng để nhận được Sắc Phong của Chúa Nguyễn thì theo quy định thời bấy giờ, phải đủ ba người với ba họ khác nhau, ngài đã phải đến làng Xuân Thiên Hạ cách đó chừng 5 km về phía nam, mời một người con của một người bạn thuộc họ Hoàng (Huỳnh) đến Kế Võ cùng lập Làng với Ngài và một người con rể của Ngài là Nguyễn Viết Bổn Thổ Khai Canh.
Sau khi sắp đặt đủ Tam Tôn để xin lập làng được Chính quyền Chúa Nguyễn chấp nhận, Người con trai lớn của Ngài là Ngài Đinh Khắc Thiệu đã nhận được Sắc Phong là Bổn Thổ Khai Canh cùng với hai Ngài Họ Hoàng và Họ Nguyễn Viết; là một trong Tam Tôn lập nên Làng Kế Võ tồn tại đến ngày nay.
Phân tích trên còn chứng minh rằng khi tổ tiên ta đến lập làng là được Sắc Phong lập làng ngay, cuộc di cư và lập làng này là do ý chỉ của Chính quyền Chúa Nguyễn, muốn đưa các dân đinh hoặc cựu binh về đây dựng ấp dựng làng, làm phên dậu cho Triều Đình trấn giữ vùng duyên hải. Nó không phải là một cuộc di dân tự do, vì di cư tự do và lập làng thì không có Sắc Phong và phải rất lâu sau đó mới được sự chứng nhận của chính quyền Nhà nước Phong kiến thời ấy.
Việc lập ấp dựng làng xong ngài Đinh Khắc Mích nhường lại cho các con chức vị Bổn Thổ Khai Canh, cho hợp với tuổi tác của hai vị họ Hoàng và họ Nguyễn. Còn ngài ở vị trí Hoàng Sơ Thủy Tổ Khảo, hiện phụng tự tại Từ Đường. Mộ phần tại Lăng Đen Xóm giữa thôn Kế Võ.
Ngài Đinh Khắc Thiệu được Hoàng triều Sắc Phong Bổn Thổ Khai Canh - Đinh Đại Lang - Dực Bảo Trung Hưng - Linh Phò Chi Thần. Ngài lập nên Phái Nhất.
Ngài Đinh Khắc Dục được Hoàng triều Sắc Phong Bốn thổ Khai Khẩn - Đinh Đại Lang - Dực bảo Trung Hưng - Linh Phò Chi Thần. Ngài lập nên Phái Nhì.
Ngài Đinh Khắc Sanh được Hoàng Triều Sắc Phong Khai Khẩn - Đinh Đại Lang - Dực bảo Trung Hưng - Linh Phò Chi Thần. Ngài lập nên Phái Ba.
Ngài Đinh Thị Quý Bà trở thành Nguyễn Viết Bổn Khai Canh Phu Nhân.
Ngoài ra ngài Đinh Khắc Mích còn có một vị con trường là ngài Đinh Khắc Yến ở lại sinh sống tại Thanh Hóa Ngoại (huyện Hoa Lư - tỉnh Ninh Bình ngày nay) để nối nghiệp tổ tiên nên không có di tích tại Kế Võ.
Lịch sử làng Kế Võ - lịch sử họ Đinh Khắc – Kế Võ của chúng ta, có khởi thủy là như vậy. Nhờ công đức của tổ tiên mà con cháu về sau ngày càng trường tồn và phát triển, đến nay đã được 17 đời.
Trên đây là những dòng phân tích xin được mạo muội viết nên, sau một quá tình tìm tòi, sưu tầm, tra cứu để tìm nguồn gốc tộc Đinh Khắc - Kế Võ của một hậu duệ đời thứ 13. Kính mong các bậc cao niên trong Bổn Tộc, các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu chỉ bảo thêm. Mong rằng gia phả của dòng họ ngày càng hoàn thiện và có tính khoa học hơn.
Mùa thu năm Mậu Tí
Đinh Khắc Thiện
354/2A Nguyễn Văn Cừ
Tp Buôn Mê Thuột
Tỉnh Đắc Lắc
Sưu tầm và biên soạn
Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2010
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)